(+) | Language:
Hot line: (0254) 3826644
 ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2020) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2020)
10/08/2020

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2020)
VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2020)

I. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - sự kiện vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam

      Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bằng chính cương lĩnh, đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn của mình, dù trong điều kiện hoạt động bí mật, nửa bí mật, nửa công khai Đảng vẫn tuyên truyền, vận động và lôi cuốn được đông đảo quần chúng và to chức thành lực lượng hùng hậu cho cách mạng. Trải qua muôn vàn thử thách trong máu lửa đấu tranh, với các cao trào cách mạng như Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930- 1931, Cao trào mặt trận dân chủ 1936 - 1939 và đầu những năm 40 của thế kỷ XX với cao trào chống phát xít, Đảng và nhân dân ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm quý giá chuẩn bị cho một cuộc cách mạng giải phóng, giành lại độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc.

      Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thang vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 08/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội ^ Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, tạo điều kiện cho nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa châu Á đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

      Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Tình hình quốc tế, trong nước có nhiều thuận lợi đòi hỏi Đảng ta phải có những quyết sách sáng suốt nhằm đay mạnh công tác chuan bị khởi nghĩa giành chính quyền.

      Ngày 09/3/1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động cao trào cách mạng làm tiền đề cho tong khởi nghĩa, thay đoi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

      Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khang định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tong khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

      Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Ben Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

      Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

      Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 02/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

      Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ và chế độ quân chủ chuyên chế mấy nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

      Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

      Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám co vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khang định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng quan trọng thành trì của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới của loài người: kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đúng như Hồ Chủ tịch nói: "với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".

      Trong không khí đó, vào thời điểm này tại tỉnh Bà Rịa, sau khi đặt ách cai trị, thực dân Pháp đã ra sức khai thác, bóc lột, đời sống nhân dân cực kỳ khốn khổ. Phong trào yêu nước chống Pháp tại Bà Rịa, Vũng Tàu diễn ra sôi nổi qua các thời kỳ lịch sử. Sự thất bại của người Pháp kéo theo sự phá sản của hàng loạt đồn điền, công xưởng, nhà thầu, nhà nghỉ, làm hàng vạn người thất nghiệp. Sưu cao, thuế nặng, thất nghiệp, hàng tiêu dùng khan hiếm, đời sống nhân dân điêu đứng chưa từng thấy. Tuy nhiên, trước sự thất bại thảm hại của thực dân Pháp sau 80 năm đô hộ làm cho quần chúng nhân dân ở Bà Rịa vô cùng phấn khởi. Tinh thần dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, không chỉ trong các tầng lớp công nông mà ngay cả trong trí thức, công chức, tiểu chủ và binh lính. Những yếu tố đó đã trở thành tiền đề trực tiếp cho cuộc vận động cách mạng, giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 tại Bà Rịa.

      Lợi dụng Nhật hất cẳng Pháp, tháng 6/1945 nhiều cán bộ vượt ngục đã trở về, cùng các đảng viên bám trụ xây dựng lại phong trào. Chi bộ Bà Rịa được thành lập tại Long Mỹ, đã kịp thời chỉ đạo phát triển lực lượng Thanh niên Tiền phong với khẩu hiệu “Gia nhập Thanh niên Tiền phong là yêu nước” có sức cổ vũ, thôi thúc các tầng lớp nhân dân sôi nổi tham gia.

      Trong vòng ba tháng, lực lượng Thanh niên Tiền phong ở Bà Rịa phát triển lên tới 5.000 người, tập hợp hầu hết các tầng lớp nhân dân. Ở Vũng Tàu, đội Thanh niên Tiền phong Bến Đá đổi tên là Đội cảm tử quân. 

      15/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Tình hình cách mạng và phong trào khởi nghĩa có nhiều chuyển biến tích cực. Ở Bà Rịa, Vũng Tàu, bọn lính Nhật hoang mang, lo lắng.

      Ngày 23/8/1945, Chi bộ Bà Rịa họp mở rộng tại Long Điền, quyết định sử dụng lực lượng Thanh niên Tiền phong và đồng bào toàn tỉnh về Bà Rịa giành chính quyền vào sáng 25/8/1945.

      Sáng 28/8/1945, hơn 4000 đồng bào Vũng Tàu tập trung tại sân vận  động Lam Sơn mừng chính quyền ở Vũng Tàu được thành lập.

      Trước sức mạnh đoàn kết của tù nhân, vào những ngày cuối Tháng Tám 1945, Đảng ủy Côn Đảo tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng gọi là Đoàn phòng thủ Côn Lôn do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Đảo Ủy làm Đoàn trưởng. Với 300 đội viên, 50 khau súng trường, súng lục tước được của binh lính và giám thị. Một số đồng chí từng là du kích Bắc Sơn và số binh lính bảo an được cảm hoá làm công tác huấn luyện quân sự. Ban Tuyên huấn Đảo ủy biên soạn Chương trình Việt Minh, Chương trình quân sự và chính trị cơ bản để huấn luyện cho toàn thể tù chính trị Côn Đảo trước khi về đất liền.

      Đêm 25/8/1945, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định giải phóng Nhà tù Côn Đảo và rước tù chính trị từ Côn Đảo trở về. Sau những nỗ lực, đêm 23/9/1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc ghe bầu đưa 1.800 tù chính trị về Sóc Trăng an toàn. Đoàn tù chính trị đặt chân lên đất liền cũng là lúc thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Chưa được hưởng trọn một ngày độc lập thật sự, những người tù chính trị Côn Đảo đã lao vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Toàn thể tù chính trị Côn Đảo biểu lộ quyết tâm kháng chiến và giao cho đồng chí Lê Văn Lương (nguyên là Đảo ủy viên) thảo bức điện gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng xin tình nguyện ở lại tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

II. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bà Rịa -Vũng Tàu phấn đấu xây dựng tỉnh ngày càng văn minh, giàu đẹp.

      Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch.

      Năm 2019 vừa qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết, nhất trí và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục chuyển biến tích cực, kết quả đạt được khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể:

      Kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tích cực, đạt 7,65%, luôn kiên trì mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh. Các ngành và lĩnh vực kinh tế tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá và tăng, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư có chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 51.285 tỷ đồng, tăng 6,8%. Tổng thu ngân sách đạt 82.676,4 tỷ đồng, đạt 111,1% dự toán. Tổng chi ngân sách khoảng 18.640,7 tỷ đồng, đạt 100,5% dự toán. Năm 2019, toàn tỉnh thành lập mới 1.252 doanh nghiệp và 10 Hợp tác xã; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã được triển khai đây đủ theo quy định.

      Sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng trưởng vượt kế hoạch, đạt 9,12%, đạt mức cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư, cải thiện với công nghệ tiên tiến; khai thác cảng biển có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Doanh thu dịch vụ cảng tăng 4,8%, tổng khối lượng hàng hóa qua cảng tăng 4,82%; các hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu, xúc tiến đầu tư, tổ chức sự kiện du lịch... được quan tâm triển khai với nhiều giải pháp hữu hiệu. Trong năm tỉnh đón 3,71 triệu lượt khách lưu trú tăng 19,7%, trong đó khách quốc tế tăng 17,92%; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, nhiều đề án, kế hoạch, chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao được triển khai thực hiện. Các chương trình xây dựng nông thôn mới được khan trương tiến hành và đạt hiệu quả cao, năm 2019 có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 34/45 xã. Chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân khu vực nông thôn ngày càng được quan tâm.

      Cùng với đầu tư phát triển kinh tế, trong năm qua tỉnh đã tiếp tục tập trung xác định và đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu chăm lo phát triển con người. Các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ được tập trung thực hiện và có chuyển biến rõ nét. Tổ chức và hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019. Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ số bác sĩ/vạn dân đạt 8,2% (Nghị quyết Đại hội VI là 8,5% số bác sĩ/vạn dân); việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội được tích cực triển khai; chính sách đối với người có công tiếp tục được quan tâm; công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, giải quyết việc làm tiếp tục được thực hiện tốt. Công tác phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện; Quốc phòng an ninh được giữ, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm ổn định.

      Công tác xây dựng Đảng được đổi mới theo hướng cụ thể, sát thực tiễn. Việc học tập, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng lan toả và đi vào thực chất; các hoạt động truyền thông về tỉnh; đấu tranh, phản bác những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; nghiên cứu học tập lý luận chính trị; tuyên truyền các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của Trung ương và của tỉnh. được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động cán bộ và việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tinh giảm biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược được tiến hành nghiêm túc, đúng lộ trình; Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp được thực hiện nghiêm túc, đúng chương trình đề ra; công tác giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được thực hiện tốt.

      Trong 6 tháng đầu năm 2020, tuy dịch bệnh Covid-19 không xảy ra trực tiếp trên địa bàn tỉnh, nhưng đã gây tác động ảnh hướng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh đã triển khai quyết liệt các biện pháp cần thiết, thực hiện giãn các xã hội,... kết quả phòng chống dịch bệnh đã đạt kết quả tích cực. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra các trường hợp lây nhiễm bệnh, không có các khu vực phải cách ly; trong suốt thời gian cao điểm dịch bệnh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp, đời sống xã hội ổn định,... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, các ngành kinh tế của tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể, những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch, xuất khẩu nông sản, thủy sản, dịch vụ vận tải, cảng biển và một số nhóm ngành công nghiệp may mặc, giầy da. Hầu hết các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng chịu nhiều tác động, phải điều chỉnh kế hoạch để ứng phó với dịch bệnh; đời sống sinh hoạt của Nhân dân ít nhiều bị xáo trộn. Trong điều kiện đó, tình hình kinh tế - xã hội vẫn có một số điểm sáng nổi bật như: So với cùng kỳ, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp vẫn tăng trưởng tăng 16%; đăng ký doanh nghiệp vẫn tăng cao: Tổng vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới tăng 40,83% so cùng kỳ; số doanh nghiệp bổ sung tăng vốn tăng 250% so cùng kỳ, vốn đăng ký bổ sung tăng 57,9% so cùng kỳ.

Một số khẩu hiệu tuyên truyền:

- Chào mừng 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945­-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945­-02/9/2020)!

- Đảng bộ, dân và quân Bà Rịa- Vũng Tàu thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9!

- Tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 bất diệt!

- Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020!

- Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

- Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!

- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BÀ RỊA - VŨNG TÀU


CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Chuỗi hoạt động chào mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày Thể thao Việt Nam 27/3 và ngày truyền thống lực lượng Dân quân Tự vệ 28/3 năm 2024
Giải Bóng chuyền hơi truyền thống nữ viên chức, người lao động lần thứ 2 năm 2024
Vui hội Trăng rằm
Đội văn nghệ Công đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu tham gia Hội diễn Tiếng hát Công nhân, Người lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ I – năm 2023
Lễ kết nạp Đảng viên mới
Lễ kết nạp Đảng viên mới
KỶ NIỆM 88 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 – 28/3/2023)
Lễ mít tinh kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023)
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG NĂM 2022
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU NHIỆM KỲ 2023 – 2028
1234567
 ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2020) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2020)
10/08/2020

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2020)
VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2020)

I. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - sự kiện vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam

      Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bằng chính cương lĩnh, đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn của mình, dù trong điều kiện hoạt động bí mật, nửa bí mật, nửa công khai Đảng vẫn tuyên truyền, vận động và lôi cuốn được đông đảo quần chúng và to chức thành lực lượng hùng hậu cho cách mạng. Trải qua muôn vàn thử thách trong máu lửa đấu tranh, với các cao trào cách mạng như Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930- 1931, Cao trào mặt trận dân chủ 1936 - 1939 và đầu những năm 40 của thế kỷ XX với cao trào chống phát xít, Đảng và nhân dân ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm quý giá chuẩn bị cho một cuộc cách mạng giải phóng, giành lại độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc.

      Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thang vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 08/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội ^ Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, tạo điều kiện cho nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa châu Á đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

      Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Tình hình quốc tế, trong nước có nhiều thuận lợi đòi hỏi Đảng ta phải có những quyết sách sáng suốt nhằm đay mạnh công tác chuan bị khởi nghĩa giành chính quyền.

      Ngày 09/3/1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động cao trào cách mạng làm tiền đề cho tong khởi nghĩa, thay đoi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

      Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khang định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tong khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

      Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Ben Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

      Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

      Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 02/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

      Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ và chế độ quân chủ chuyên chế mấy nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

      Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

      Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám co vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khang định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng quan trọng thành trì của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới của loài người: kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đúng như Hồ Chủ tịch nói: "với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".

      Trong không khí đó, vào thời điểm này tại tỉnh Bà Rịa, sau khi đặt ách cai trị, thực dân Pháp đã ra sức khai thác, bóc lột, đời sống nhân dân cực kỳ khốn khổ. Phong trào yêu nước chống Pháp tại Bà Rịa, Vũng Tàu diễn ra sôi nổi qua các thời kỳ lịch sử. Sự thất bại của người Pháp kéo theo sự phá sản của hàng loạt đồn điền, công xưởng, nhà thầu, nhà nghỉ, làm hàng vạn người thất nghiệp. Sưu cao, thuế nặng, thất nghiệp, hàng tiêu dùng khan hiếm, đời sống nhân dân điêu đứng chưa từng thấy. Tuy nhiên, trước sự thất bại thảm hại của thực dân Pháp sau 80 năm đô hộ làm cho quần chúng nhân dân ở Bà Rịa vô cùng phấn khởi. Tinh thần dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, không chỉ trong các tầng lớp công nông mà ngay cả trong trí thức, công chức, tiểu chủ và binh lính. Những yếu tố đó đã trở thành tiền đề trực tiếp cho cuộc vận động cách mạng, giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 tại Bà Rịa.

      Lợi dụng Nhật hất cẳng Pháp, tháng 6/1945 nhiều cán bộ vượt ngục đã trở về, cùng các đảng viên bám trụ xây dựng lại phong trào. Chi bộ Bà Rịa được thành lập tại Long Mỹ, đã kịp thời chỉ đạo phát triển lực lượng Thanh niên Tiền phong với khẩu hiệu “Gia nhập Thanh niên Tiền phong là yêu nước” có sức cổ vũ, thôi thúc các tầng lớp nhân dân sôi nổi tham gia.

      Trong vòng ba tháng, lực lượng Thanh niên Tiền phong ở Bà Rịa phát triển lên tới 5.000 người, tập hợp hầu hết các tầng lớp nhân dân. Ở Vũng Tàu, đội Thanh niên Tiền phong Bến Đá đổi tên là Đội cảm tử quân. 

      15/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Tình hình cách mạng và phong trào khởi nghĩa có nhiều chuyển biến tích cực. Ở Bà Rịa, Vũng Tàu, bọn lính Nhật hoang mang, lo lắng.

      Ngày 23/8/1945, Chi bộ Bà Rịa họp mở rộng tại Long Điền, quyết định sử dụng lực lượng Thanh niên Tiền phong và đồng bào toàn tỉnh về Bà Rịa giành chính quyền vào sáng 25/8/1945.

      Sáng 28/8/1945, hơn 4000 đồng bào Vũng Tàu tập trung tại sân vận  động Lam Sơn mừng chính quyền ở Vũng Tàu được thành lập.

      Trước sức mạnh đoàn kết của tù nhân, vào những ngày cuối Tháng Tám 1945, Đảng ủy Côn Đảo tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng gọi là Đoàn phòng thủ Côn Lôn do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Đảo Ủy làm Đoàn trưởng. Với 300 đội viên, 50 khau súng trường, súng lục tước được của binh lính và giám thị. Một số đồng chí từng là du kích Bắc Sơn và số binh lính bảo an được cảm hoá làm công tác huấn luyện quân sự. Ban Tuyên huấn Đảo ủy biên soạn Chương trình Việt Minh, Chương trình quân sự và chính trị cơ bản để huấn luyện cho toàn thể tù chính trị Côn Đảo trước khi về đất liền.

      Đêm 25/8/1945, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định giải phóng Nhà tù Côn Đảo và rước tù chính trị từ Côn Đảo trở về. Sau những nỗ lực, đêm 23/9/1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc ghe bầu đưa 1.800 tù chính trị về Sóc Trăng an toàn. Đoàn tù chính trị đặt chân lên đất liền cũng là lúc thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Chưa được hưởng trọn một ngày độc lập thật sự, những người tù chính trị Côn Đảo đã lao vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Toàn thể tù chính trị Côn Đảo biểu lộ quyết tâm kháng chiến và giao cho đồng chí Lê Văn Lương (nguyên là Đảo ủy viên) thảo bức điện gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng xin tình nguyện ở lại tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

II. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bà Rịa -Vũng Tàu phấn đấu xây dựng tỉnh ngày càng văn minh, giàu đẹp.

      Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch.

      Năm 2019 vừa qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết, nhất trí và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục chuyển biến tích cực, kết quả đạt được khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể:

      Kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tích cực, đạt 7,65%, luôn kiên trì mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh. Các ngành và lĩnh vực kinh tế tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá và tăng, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư có chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 51.285 tỷ đồng, tăng 6,8%. Tổng thu ngân sách đạt 82.676,4 tỷ đồng, đạt 111,1% dự toán. Tổng chi ngân sách khoảng 18.640,7 tỷ đồng, đạt 100,5% dự toán. Năm 2019, toàn tỉnh thành lập mới 1.252 doanh nghiệp và 10 Hợp tác xã; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã được triển khai đây đủ theo quy định.

      Sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng trưởng vượt kế hoạch, đạt 9,12%, đạt mức cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư, cải thiện với công nghệ tiên tiến; khai thác cảng biển có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Doanh thu dịch vụ cảng tăng 4,8%, tổng khối lượng hàng hóa qua cảng tăng 4,82%; các hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu, xúc tiến đầu tư, tổ chức sự kiện du lịch... được quan tâm triển khai với nhiều giải pháp hữu hiệu. Trong năm tỉnh đón 3,71 triệu lượt khách lưu trú tăng 19,7%, trong đó khách quốc tế tăng 17,92%; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, nhiều đề án, kế hoạch, chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao được triển khai thực hiện. Các chương trình xây dựng nông thôn mới được khan trương tiến hành và đạt hiệu quả cao, năm 2019 có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 34/45 xã. Chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân khu vực nông thôn ngày càng được quan tâm.

      Cùng với đầu tư phát triển kinh tế, trong năm qua tỉnh đã tiếp tục tập trung xác định và đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu chăm lo phát triển con người. Các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ được tập trung thực hiện và có chuyển biến rõ nét. Tổ chức và hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019. Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ số bác sĩ/vạn dân đạt 8,2% (Nghị quyết Đại hội VI là 8,5% số bác sĩ/vạn dân); việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội được tích cực triển khai; chính sách đối với người có công tiếp tục được quan tâm; công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, giải quyết việc làm tiếp tục được thực hiện tốt. Công tác phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện; Quốc phòng an ninh được giữ, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm ổn định.

      Công tác xây dựng Đảng được đổi mới theo hướng cụ thể, sát thực tiễn. Việc học tập, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng lan toả và đi vào thực chất; các hoạt động truyền thông về tỉnh; đấu tranh, phản bác những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; nghiên cứu học tập lý luận chính trị; tuyên truyền các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của Trung ương và của tỉnh. được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động cán bộ và việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tinh giảm biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược được tiến hành nghiêm túc, đúng lộ trình; Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp được thực hiện nghiêm túc, đúng chương trình đề ra; công tác giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được thực hiện tốt.

      Trong 6 tháng đầu năm 2020, tuy dịch bệnh Covid-19 không xảy ra trực tiếp trên địa bàn tỉnh, nhưng đã gây tác động ảnh hướng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh đã triển khai quyết liệt các biện pháp cần thiết, thực hiện giãn các xã hội,... kết quả phòng chống dịch bệnh đã đạt kết quả tích cực. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra các trường hợp lây nhiễm bệnh, không có các khu vực phải cách ly; trong suốt thời gian cao điểm dịch bệnh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp, đời sống xã hội ổn định,... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, các ngành kinh tế của tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể, những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch, xuất khẩu nông sản, thủy sản, dịch vụ vận tải, cảng biển và một số nhóm ngành công nghiệp may mặc, giầy da. Hầu hết các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng chịu nhiều tác động, phải điều chỉnh kế hoạch để ứng phó với dịch bệnh; đời sống sinh hoạt của Nhân dân ít nhiều bị xáo trộn. Trong điều kiện đó, tình hình kinh tế - xã hội vẫn có một số điểm sáng nổi bật như: So với cùng kỳ, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp vẫn tăng trưởng tăng 16%; đăng ký doanh nghiệp vẫn tăng cao: Tổng vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới tăng 40,83% so cùng kỳ; số doanh nghiệp bổ sung tăng vốn tăng 250% so cùng kỳ, vốn đăng ký bổ sung tăng 57,9% so cùng kỳ.

Một số khẩu hiệu tuyên truyền:

- Chào mừng 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945­-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945­-02/9/2020)!

- Đảng bộ, dân và quân Bà Rịa- Vũng Tàu thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9!

- Tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 bất diệt!

- Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020!

- Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

- Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!

- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BÀ RỊA - VŨNG TÀU


CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Chuỗi hoạt động chào mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày Thể thao Việt Nam 27/3 và ngày truyền thống lực lượng Dân quân Tự vệ 28/3 năm 2024
Giải Bóng chuyền hơi truyền thống nữ viên chức, người lao động lần thứ 2 năm 2024
Vui hội Trăng rằm
Đội văn nghệ Công đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu tham gia Hội diễn Tiếng hát Công nhân, Người lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ I – năm 2023
Lễ kết nạp Đảng viên mới
Lễ kết nạp Đảng viên mới
KỶ NIỆM 88 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 – 28/3/2023)
Lễ mít tinh kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023)
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG NĂM 2022
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU NHIỆM KỲ 2023 – 2028
1234567

689 - Cách Mạng Tháng Tám P.Long Toàn – TP. Bà Rịa
(0254) 3826644 - 3825275 - 3736536
cdspbrvt@gmail.com
Thống kê truy cập
Đang Online: 5
Tổng số lượt truy cập: 425580


© 2022 - TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA - VŨNG TÀU.